[Giải đáp] Đối tượng nào cần phải xin giấy phép lao động?

Nghị định 152/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/02/2021, thay thế cho Nghị định 146/2018/NĐ-CP trước đây. Quy định về đối tượng cần xin giấy phép lao động tại Việt Nam. Theo đó, có 14 đối tượng người lao động nước ngoài muốn làm việc tại Việt Nam bắt buộc phải xin giấy phép lao động.

1. Đối tượng nào phải xin giấy phép lao động?

Giấy phép lao động đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với người lao động nước ngoài khi làm việc hợp pháp tại Việt Nam. Theo Điều 151 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động nước ngoài phải xin cấp giấy phép lao động trừ những trường hợp được miễn theo quy định.

Hầu hết người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, bao gồm cả những trường hợp:

[1] Đối tượng người lao động nước ngoài làm việc theo hình thức thực hiện hợp đồng lao động

[2] Đối tượng người lao động nước ngoài làm việc theo hình thức di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp:

Đó là những nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật. Của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam. Di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam. Và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng liên tục.

[3] Đối tượng thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế.

[4] Đối tượng là nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng

Đó là người lao động nước ngoài làm việc ít nhất 02 năm (24 tháng) trong một doanh nghiệp nước ngoài. Mà không có hiện diện thương mại tại Việt Nam và phải đáp ứng quy định đối với chuyên gia.

[5] Đối tượng là người chào bán dịch vụ

Đó là người lao động nước ngoài không sống tại Việt Nam và không nhận thù lao từ bất cứ nguồn nào tại Việt Nam. Tham gia vào các hoạt động liên quan đến việc đại diện cho một nhà cung cấp dịch vụ để đàm phán tiêu thụ dịch vụ của nhà cung cấp đó. Với điều kiện không được bán trực tiếp dịch vụ đó cho công chúng và không trực tiếp tham gia cung cấp dịch vụ.

 Đối tượng làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam. Được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.

[6] Đối tượng là tình nguyện viên

Đó là người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Theo hình thức tự nguyện và không hưởng lương để thực hiện điều ước quốc tế. Mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Và có xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam)

[7] Đối tượng là người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại

Hiện diện thương mại bao gồm: tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam. Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh

[8] Đối tượng là chuyên gia người nước ngoài

Chuyên gia là người lao động nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Có bằng đại học trở lên hoặc tương đương. Và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trong chuyên ngành được đào tạo. Phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam.

– Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm và có chứng chỉ hành nghề. Phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam.

– Trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

[9] Đối tượng là nhà quản lý nước ngoài

[10] Nhà quản lý là người quản lý doanh nghiệp, gồm:

– Thành viên công ty hợp danh bao gồm thành viên hợp danh và thành viên góp vốn.

– Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu của cơ quan, tổ chức.

[11] Đối tượng là giám đốc điều hành: là người đứng đầu và trực tiếp điều hành đơn vị trực thuộc cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

[12] Đối tượng là lao động kỹ thuật người nước ngoài

Lao động kỹ thuật là người lao động nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Được đào tạo chuyên ngành kỹ thuật hoặc chuyên ngành khác ít nhất 01 năm. Và làm việc ít nhất 03 năm trong chuyên ngành được đào tạo

– Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm công việc. Phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam.

[13] Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam

[14] Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam. Được phép làm việc tại Việt Nam theo quy định tại điều ước quốc tế. Mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

14 đối tượng phải xin giấy phép lao động Việt Nam
14 đối tượng phải xin giấy phép lao động Việt Nam

2. Hồ sơ xin cấp phép lao động

Theo quy định tại Điều 9, Nghị định 152/2020/NĐ-CP và Quyết định số 526/QĐ-LĐTBXH năm 2021. Hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Bao gồm:

  • Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động theo mẫu có sẵn.
  • Bản gốc hoặc bản sao có chứng thực của giấy tờ chứng minh sức khỏe phù hợp với công việc (giấy khám sức khỏe có giá trị trong 12 tháng, giấy chứng nhận không nhiễm HIV…).
  • Bản gốc hoặc bản sao có chứng thực của Phiếu lý lịch tư pháp . Hoặc văn bản để xác nhận người lao động không phải đang chấp hành hình phạt. Hoặc chưa được xóa án tịch. Hoặc đang bị truy cứu hình sự.
  • Bản gốc hoặc bản sao có chứng thực của giấy tờ chứng minh trình độ chuyên môn, kỹ năng. Phù hợp với vị trí làm việc (bằng cấp, chứng chỉ, giấy chứng nhận…).
  • Bản gốc hoặc bản sao có chứng thực của giấy tờ chứng minh. Có đủ điều kiện để làm việc tại Việt Nam như hợp đồng lao động, quyết định bổ nhiệm, thư mời làm việc, văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài (trừ trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng lao động).
  • Bản sao có chứng thực hộ chiếu còn giá trị sử dụng.
  • Bản gốc hoặc bản sao có chứng thực của giấy tờ chứng minh quốc tịch (thẻ căn cước, giấy khai sinh…)
  • 02 ảnh 4×6 cm, chụp không quá 06 tháng trước ngày nộp hồ sơ, mặt nhìn rõ, nền trắng, không đội mũ, không đeo kính.

Lưu ý: Tất cả các giấy tờ do Cơ quan, doanh nghiệp nước ngoài cấp. Cần được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch ra tiếng Việt. Có chứng thực của Cơ quan có thẩm quyền. Ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt được miễn. 

3. Lệ phí xin giấy phép lao động

Miễn phí cấp giấy phép lao động trong trường hợp người nước ngoài. Được Bộ Lao động thương binh và Xã hội cấp giấy phép (Theo Quyết định số 526/QĐ-LĐTBXH).

Trong trường hợp do Sở lao động thương binh và xã hội cấp giấy phép lao động sẽ có thu phí. Cụ thể, mức lệ phí cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam sẽ không cố định, dao động trong khoảng từ 400.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

4. Nộp hồ sơ xin giấy phép lao động cho người nước ngoài ở đâu?

Xin cấp giấy phép lao động tại Hà Nội

– Nộp hồ sơ tại Cục Việc Làm: Các trường hợp tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế, hiệp hội…. Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH. Nộp hồ sơ xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Cục việc làm – Bộ lao động – Thương binh và xã hội. Cục việc làm tiếp nhận hồ sơ cấp giấy phép trên phạm vi toàn quốc đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền của Cục việc làm.

– Trường hợp doanh nghiệp/tổ chức nằm ở các quận, huyện (ngoài khu công nghiệp). Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động tại Sở lao động – Thương binh và xã hội thành phố Hà Nội.

– Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức có trụ sở sản xuất tại các khu công nghiệp, khu chế xuất . Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động tại Ban quản lý các khu công nghiệp, chế xuất Hà Nội.

Xin cấp giấy phép lao động tại Tp. Hồ Chí Minh

– Trường hợp doanh nghiệp/tổ chức nằm ở các quận, huyện (ngoài khu công nghiệp). Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động tại Sở lao động – Thương binh và xã hội thành phố Hồ Chí Minh.

– Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức có trụ sở sản xuất tại các khu công nghiệp, khu chế xuất. Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động tại Ban quản lý các khu công nghiệp, chế xuất TP HCM.

Nếu đơn vị sử dụng lao động Nộp hồ sơ qua mạng, thời hạn trả kết quả là 05 ngày. Cơ quan chấp thuận sẽ cấp Giấy phép lao động nếu hồ sơ hợp lệ hoặc ra thông báo chỉnh sửa hồ sơ nếu có sai sót. Sau khi nhận kết quả qua thư điện tử, người sử dụng lao động sẽ nộp bản gốc hồ sơ cho cơ quan cấp phép. Và nhận bản gốc giấy phép lao động. 

– Trường hợp doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp. Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động tại Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh (thành phố) nơi doanh nghiệp có trụ sở.

– Trường hợp doanh nghiệp có trụ sở thông thường. Nộp tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh (thành phố).

Xin cấp giấy phép lao động tại các tỉnh thành phố khác

–  Trường hợp doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp. Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động tại Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh (thành phố) nơi doanh nghiệp có trụ sở.

– Trường hợp doanh nghiệp có trụ sở thông thường. Nộp tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh (thành phố).

– Các trường hợp tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế, hiệp hội… Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH. Nộp tại Cục việc làm – Bộ lao động – Thương binh và xã hội.

– Các trường hợp tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế, hiệp hội… Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH. Nộp hồ sơ xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Cục việc làm – Bộ lao động – Thương binh và xã hội.

5. Thời hạn của giấy phép lao động

Thời hạn tối đa 02 năm. Doanh nghiệp, tổ chức sử dụng người lao động nước ngoài có thể xin cấp hoặc gia hạn tối đa 01 lần giấy phép lao động nhưng không quá 02 năm.

Thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của hợp đồng lao động, hợp đồng cung cấp dịch vụ, hợp đồng. Hoặc thỏa thuận ký kết giữa hai bên đối tác Việt Nam và nước ngoài. Hoặc văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam.


Info Travel – Giải pháp cho mọi vấn đề thị thực

📞Hotline: 0327 828 822 – 0903 782 118

📍Địa chỉ: TK37/7 Nguyễn Cảnh Chân, Phường Cầu Kho, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

🌐Website: nhapcanhvietnam.com

✉️Email: congthongtinvisa@gmail.com

Bài viết liên quan
All in one