Trong thời đại toàn cầu hóa, việc di chuyển qua các quốc gia để tìm cơ hội làm việc đã trở thành một trải nghiệm phổ biến. Công văn nhập cảnh làm việc được người nước ngoài coi như chìa khóa vàng mở ra cánh cửa của thị trường lao động đầy tiềm năng này. Vậy điều kiện và hồ sơ cần thiết để có được loại giấy tờ này ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp cụ thể trong bài viết này.
1. Công văn nhập cảnh làm việc (DN) là gì?
Công văn nhập cảnh làm việc là văn bản đóng vai trò then chốt cho phép các chuyên gia người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam với mục đích làm việc. Đây là yêu cầu bắt buộc bên cạnh visa để người nước ngoài hoàn thành thủ tục nhập cảnh.
Nội dung công văn bao gồm các thông tin quan trọng về:
- Chuyên gia: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, số hộ chiếu
- Tổ chức bảo lãnh: Tên của công ty, doanh nghiệp Việt Nam bảo lãnh chuyên gia
- Mục đích: Làm việc
- Thời hạn visa: Thời gian lưu trú hợp pháp tại Việt Nam (1 tháng, 3 tháng,…)
- Nơi nhận visa: Đại sứ quán/Lãnh sự quán Việt Nam tại nước ngoài; sân bay quốc tế Việt Nam hoặc cửa khẩu đường bộ Việt Nam.
2. Điều kiện làm công văn nhập cảnh làm việc
Công văn nhập cảnh làm việc do Cơ quan Quản lý Xuất nhập cảnh Việt Nam cấp. Cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam với mục đích làm việc, công tác. Để xin công văn này, người nước ngoài cần đáp ứng hai điều kiện tiên quyết:
Phải có tổ chức, doanh nghiệp bảo lãnh tại Việt Nam:
Tổ chức, doanh nghiệp bảo lãnh là tổ chức chịu trách nhiệm cho việc lưu trú, sinh hoạt và hoạt động của người nước ngoài tại Việt Nam. Tổ chức bảo lãnh phải được thành lập và đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Các loại tổ chức có thể bảo lãnh người nước ngoài bao gồm:
- Cơ quan nhà nước
- Công ty có vốn đầu tư nước ngoài
- Doanh nghiệp Việt Nam
- Nhà thầu
- Văn phòng đại diện
Không thuộc đối tượng bị cấm nhập cảnh Việt Nam:
Đối tượng bị cấm nhập cảnh là những người đã có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam hoặc gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Các trường hợp cụ thể bao gồm:
- Giả mạo giấy tờ, khai sai sự thật để được cấp giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú.
- Người bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng.
- Bị trục xuất khỏi Việt Nam và quyết định trục xuất vẫn đang còn hiệu lực.
- Vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Lưu ý: Danh sách các đối tượng bị cấm nhập cảnh có thể thay đổi theo thời gian. Để biết chính xác thông tin, bạn nên liên hệ với Cơ quan Quản lý Xuất nhập cảnh Việt Nam.
3. Hồ sơ làm công văn nhập cảnh làm việc
Hồ sơ này sẽ do tổ chức bảo lãnh tại Việt Nam chuẩn bị. Để tránh gặp rắc rối khi thực hiện thủ tục xin công văn nhập cảnh làm việc (DN), bạn nên chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định để quy trình được diễn ra nhanh chóng. Hồ sơ gồm có:
- NA2 – Công văn đề nghị xét duyệt, kiểm tra nhân sự người nước ngoài nhập cảnh
- NA16 – Văn bản giới thiệu con dấu, chữ ký của người có thẩm quyền của tổ chức
- Đơn cam kết bảo lãnh người nước ngoài
- Giấy phép đăng ký kinh doanh (Bản sao y công chứng)
- Trang thông tin hộ chiếu của người nước ngoài (Bản sao)
- Giấy giới thiệu nhân viên công ty
- Và một số giấy tờ khác theo yêu cầu (tùy từng trường hợp, nếu có)
- Token – chữ ký số của doanh nghiệp (dùng để nộp hồ sơ online)
Những giấy tờ trên, sau khi đã chuẩn bị và ký tên, đóng dấu xong, bạn scan thành từng file riêng, lưu tên file và để chung 1 thư mục để tiện cho việc nộp hồ sơ. Lưu ý: scan cả Giấy phép đăng ký kinh doanh sao y công chứng.
Hiện nay, công ty bảo lãnh không cần đến trực tiếp Cục Quản lý xuất nhập cảnh để nộp hồ sơ. Toàn bộ Quy trình làm công văn nhập cảnh làm việc (DN) được thực hiện trực tuyến tại Cổng dịch vụ công – Bộ Công an.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn vui lòng liên hệ Hotline 0327 82 8822 của Info Travel để được tư vấn miễn phí.
Bài viết tham khảo:
- Dịch vụ làm công văn nhập cảnh làm việc (DN) trọn gói
- Quy trình làm công văn nhập cảnh làm việc (DN)
- Hướng dẫn điền mẫu NA2 online