Công văn nhập cảnh là gì? Có mấy loại công văn nhập cảnh

Hiện tại, Công văn nhập cảnh Việt Nam cho người nước ngoài đang được nhiều doanh nghiệp và cá nhân quan tâm. Do kể từ năm 2023, thủ tục xin công văn nhập cảnh có sự thay đổi từ trực tiếp sang trực tuyến. Hãy cùng Info Travel tìm hiểu ngay về những vấn đề liên quan đến loại văn bản quan trọng này nhé!

1. Công văn nhập cảnh cho người nước ngoài là gì?

Công văn nhập cảnh hay còn gọi là giấy phép nhập cảnh Việt Nam. Đây là văn bản đóng vai trò then chốt cho phép khách quốc tế nhập cảnh Việt Nam với nhiều mục đích du lịch, công tác, làm việc, thăm thân hay lao động.

Nhiều người lầm tưởng rằng, công văn nhập cảnh là visa. Nhưng không phải như vậy. Để có được visa Việt Nam, người nước ngoài cần xin công văn nhập cảnh, rồi sau đó mới đi nhận visa. Việc nhận visa được thực hiện tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hoặc cũng có thể nhận ở cửa khẩu Việt Nam (sân bay quốc tế, cửa khẩu quốc tế đường bộ).

Nội dung công văn bao gồm các thông tin quan trọng về:

  • Người nước ngoài: Họ tên đầy đủ, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, số hộ chiếu
  • Tổ chức/cá nhân bảo lãnh: Tên của công ty, doanh nghiệp hoặc cá nhân bảo lãnh người tại Việt Nam
  • Mục đích và thời hạn: Mục đích nhập cảnh (du lịch, công tác, thăm thân,…), thời gian được phép lưu trú hợp pháp tại Việt Nam
  • Địa điểm nhận visa: Đại sứ quán/Lãnh sự quán Việt Nam tại nước ngoài hoặc cửa khẩu quốc tế Việt Nam
Công văn nhập cảnh Việt Nam cho người nước ngoài
Công văn chấp thuận nhập cảnh Việt Nam cho người nước ngoài (Mẫu mới)

Hiện nay, công văn nhập cảnh được cấp dưới dạng bản điện tử với con dấu điện tử, thay thế cho con dấu đỏ truyền thống. Việc chuyển đổi này giúp đơn giản hóa quy trình, rút ngắn thời gian và tăng tính bảo mật.

2. Điều kiện xin công văn nhập cảnh Việt Nam

Công văn nhập cảnh là văn bản do Cơ quan Quản lý Xuất nhập cảnh Việt Nam cấp. Để xin công văn này, người nước ngoài cần đáp ứng hai điều kiện tiên quyết sau:

Có công ty bảo lãnh tại Việt Nam:

  • Mục đích làm việc, đầu tư, lao động do doanh nghiệp Việt Nam bảo lãnh
  • Mục đích thăm thân do công ty có người thân làm việc bảo lãnh
  • Mục đích du lịch có công ty du lịch bảo lãnh

Không thuộc đối tượng bị cấm nhập cảnh Việt Nam:

Đối tượng bị cấm nhập cảnh bao gồm những người đã có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam hoặc gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Các trường hợp cụ thể bao gồm:

  • Giả mạo giấy tờ, khai sai sự thật để được cấp giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú
  • Người bị mắc bệnh tâm thần, bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng
  • Bị trục xuất khỏi Việt Nam và quyết định trục xuất vẫn đang còn hiệu lực
  • Vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội

Lưu ý: Danh sách các đối tượng bị cấm nhập cảnh có thể thay đổi theo thời gian. Để biết chính xác thông tin, bạn nên liên hệ với Cơ quan Quản lý Xuất nhập cảnh Việt Nam.

3. Các trường hợp không cần xin công văn nhập cảnh

Kể từ ngày 15/03/2022, quy định nhập cảnh Việt Nam đã có nhiều thay đổi tích cực, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách quốc tế. Theo đó, một số trường hợp người nước ngoài có một trong các loại giấy tờ hợp lệ sau thì không cần xin công văn nhập cảnh:

  • Visa Việt Nam loại nhiều lần còn thời hạn
  • Thẻ tạm trú còn thời hạn
  • Thẻ thường trú còn thời hạn
  • Giấy miễn thị thực 5 năm còn thời hạn
  • Thẻ APEC còn hiệu lực và có ghi Việt Nam là một trong những nước được nhập cảnh để làm việc
  • Người nước ngoài vào Việt Nam theo diện miễn thị thực đơn phương hoặc song phương
  • Người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam bằng thị thực điện tử (E-visa)

4. Phân loại công văn nhập cảnh 

Có nhiều cách phân loại công văn nhập cảnh. Nhưng dễ phân biệt nhất có lẽ là phân loại theo mục đích nhập cảnh:

  • Công văn nhập cảnh mục đích làm việc, công tác. Do doanh nghiệp Việt Nam bảo lãnh người nước ngoài vào làm việc, công tác. Ký hiệu visa: DN
  • Công văn nhập cảnh mục đích đầu tư. Do doanh nghiệp Việt Nam bảo lãnh người nước ngoài vào góp vốn đầu tư. Ký hiệu visa: ĐT
  • Công văn nhập cảnh mục đích lao động. Do doanh nghiệp Việt Nam bảo lãnh người nước ngoài làm giấy phép lao động. Ký hiệu visa: LĐ
  • Công văn nhập cảnh mục đích thăm thân. Do doanh nghiệp Việt Nam có người thân đang làm việc bảo lãnh. Ký hiệu visa: TT
  • Công văn nhập cảnh mục đích du lịch. Do công ty du lịch Việt Nam bảo lãnh. Ký hiệu visa: DL

Ngoài ra, nếu xét về nơi nhận visa, thì có loại công văn nhập cảnh nhận tại Đại sứ quán và công văn nhập cảnh nhận tại sân bay/cửa khẩu Việt Nam.

5. Thời hạn và lệ phí của công văn nhập cảnh

Công văn nhập cảnh Việt Nam thường có thời hạn từ 1 tháng – 3 tháng, hoặc có thể là 6 tháng – 1 năm. Tùy theo đề nghị của người nước ngoài và sự xét duyệt của Cơ quan xuất nhập cảnh Việt Nam.

Công văn nhập cảnh được cấp miễn phí. Tuy nhiên, để làm công văn nhập cảnh và nhận được visa thì cần phải trả một số chi phí sau:

  • Phí chuẩn bị hồ sơ, sao y công chứng, dịch thuật, hợp pháp hóa (nếu có)
  • Phí fax (đối với công văn nhập cảnh nhận visa tại Cơ quan đại diện nước ngoài, phí 18.700VND/trang)
  • Lệ phí dán visa. Sau khi nhận được công văn nhập cảnh, người nước ngoài sẽ đi dán tem visa tại Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài hoặc tại sân bay/cửa khẩu Việt Nam khi nhập cảnh. Tham khảo lệ phí dán visa tại sân bay và cửa khẩu theo bảng sau:
Lệ phí dán visa tại sân bay và cửa khẩu Việt Nam
Lệ phí dán visa tại sân bay và cửa khẩu Việt Nam

6. Thời gian xử lý hồ sơ

Thời gian xử lý hồ sơ công văn nhập cảnh thường là 5 – 7 ngày làm việc (kể từ ngày hồ sơ được tiếp nhận). Nếu hồ sơ chưa được tiếp nhận hoặc phải bổ sung hồ sơ thì thời gian sẽ kéo dài hơn, tùy theo từng trường hợp.

Sau khi có Công văn nhập cảnh:

  • Trường hợp nhận visa tại Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài thì người nước ngoài phải đến nhận trực tiếp. Thời gian được cấp visa từ Đại sứ quán thường không quá 5 ngày làm việc. 
  • Trường hợp nhận visa tại sân bay/cửa khẩu thì người nước ngoài có thể nhập cảnh Việt Nam ngay và làm thủ tục cấp visa tại khu vực dán visa nhập cảnh Việt Nam. Thời gian chờ đợi thường khoảng 20 phút, tùy vào từng thời điểm lượng khách làm thủ tục ít hay nhiều.

Vì vậy, để tránh ảnh hưởng đến lịch trình làm việc, du lịch của quý khách. Doanh nghiệp cần chủ động sắp xếp thời gian để chuẩn bị và nộp hồ sơ trước khi người nước ngoài nhập cảnh.

Hiểu được khó khăn này của các chuyên gia nước ngoài và doanh nghiệp Việt Nam. Info Travel cung cấp dịch vụ xin công văn nhập cảnh khẩn (nhanh trong ngày, 1 ngày, 2 ngày,…). Dịch vụ sẽ giúp doanh nghiệp và người nước ngoài tiết kiệm được nhiều thời gian, thuận lợi hơn trong việc nhập cảnh Việt Nam để làm việc và du lịch. Liên hệ Hotline 0327 82 8822 để được tư vấn miễn phí.

7. Xin công văn nhập cảnh ở đâu?

Trước đây, công văn nhập cảnh được cấp trực tiếp tại Cục Quản lý Xuất nhập cảnh, trụ sở đặt tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy, gây khó khăn trong việc di chuyển và cử nhân sự công ty đến tận nơi để nộp hồ sơ, đặc biệt là đối với các công ty ở tỉnh xa 2 thành phố này.

Giờ đây để thuận lợi hơn, Cục quản lý xuất nhập cảnh đã áp dụng hình thức nộp hồ sơ Công văn nhập cảnh trực tuyến (online). Thủ tục được thực hiện trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công – Bộ Công An.

Nếu quý khách hàng gặp khó khăn hoặc có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình xin công văn nhập cảnh, hãy liên hệ với Info Travel. Chúng tôi sẽ hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc, giúp quy trình xin công văn nhập cảnh của quý khách diễn ra thuận lợi và nhanh chóng nhất. 


Bài viết tham khảo:


Info Travel – Giải pháp cho mọi vấn đề thị thực
📞 Hotline: 0327 828 822 – 0903 782 118
📍 Địa chỉ: TK37/7 Nguyễn Cảnh Chân, Phường Cầu Kho, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
📧 Email: congthongtinvisa@gmail.com
Bài viết liên quan
All in one